Thực trạng chung Buôn bán loài hoang dã

Tỷ lệ sống khi vận chuyển

Trong một số trường hợp; chẳng hạn như việc bán tắc kè hoa từ Madagascar, các sinh vật được vận chuyển bằng thuyền hoặc qua đường hàng không đến người tiêu dùng. Tỷ lệ sống sót của những loài này là cực kỳ thấp (chỉ 1%)[8]. Điều này chắc chắn xảy ra bởi sự bất hợp pháp; các nhà cung cấp không thể mạo hiểm khiến những con tắc kè hoa bị phát hiện, do đó, không giao chúng một cách đơn giản. Do tỷ lệ sống sót rất thấp, điều đó cũng có nghĩa là số lượng sinh vật lớn hơn nữa (trong trường hợp này là tắc kè hoa) bị lấy đi khỏi hệ sinh thái, để bù đắp cho những tổn thất.

Vấn đề chăm sóc

Nhiều động vật bị nhốt hàng tháng trời ở chợ để chờ bán. Phúc lợi của động vật bị buôn bán hầu như rất nghèo nàn, với đại đa số động vật không được hưởng lấy sự tự do cơ bản nhất để không phải chịu đau đớn, đói khát, đau khổ, khó chịu và có ít cơ hội để thể hiện những hành vi bình thường[9].

Hậu quả cho người bản địa

Trong nhiều trường hợp, người dân bộ lạc đã trở thành nạn nhân của thảm họa săn trộm. [10] Do nhu cầu buôn bán trái phép động vật hoang dã gia tăng, người dân các bộ lạc thường là nạn nhân trực tiếp của các biện pháp thực hiện để bảo vệ động vật hoang dã. Họ bị ngăn cản săn bắt để kiếm thức ăn và thường xuyên bị đuổi khỏi vùng đất của họ một cách bất hợp pháp sau khi thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ động vật. [11] Những người thuộc bộ lạc thường bị buộc tội sai là góp phần vào sự suy giảm của các loài - ví dụ như trường hợp của Ấn Độ, họ phải chịu gánh nặng của các biện pháp chống săn trộm hổ, [12] bất chấp lý do chính dẫn đến sự sụp đổ của quần thể hổ trong thế kỷ 20 là do sự săn lùng của thực dân châu Âu và giới tinh hoa Ấn Độ. [13] Trên thực tế, trái với ý kiến chung, có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy họ điều chỉnh và quản lý quần thể động vật một cách hiệu quả. [14]

Giám sát không hiệu quả

Khối lượng buôn bán quốc tế các mặt hàng động vật hoang dã là rất lớn và tiếp tục tăng. Theo phân tích của thống kê hải quan Hệ thống hài hòa năm 2012, nhập khẩu toàn cầu các sản phẩm từ ĐVHD lên tới 187 tỷ USD, trong đó thủy sản chiếm 113 tỷ USD; thực vật và lâm sản 71 tỷ USD; động vật phi thủy sản trị giá 3 tỷ USD bao gồm động vật sống, các bộ phận và các dẫn xuất[15]

Tuy nhiên, hoạt động buôn bán loài vật hoang dã trên toàn cầu không được giám sát và tính toán hiệu quả do sự ràng buộc của Hệ thống mã HS được hải quan trên toàn thế giới sử dụng. Phần lớn loài vật hoang dã được nhập khẩu quốc tế chỉ được ghi nhận ở các danh mục chung như sản phẩm động thực vật mà không có chi tiết phân loại nào khác (điều này tương tự như nhập khẩu kim loại mà không ghi nhận dạng nguyên tố của chúng, ví dụ như đồng hoặc sắt). Người ta ước tính rằng gần 50% sản phẩm thực vật và 70% sản phẩm động vật được nhập khẩu dưới dạng các danh mục chung, ngoại trừ đối với thủy sản (khoảng 5%) do các hiệp định quản lý thủy sản đa phương yêu cầu đánh bắt cá cụ thể về phân loại[15] Nhiều khu vực pháp lý dựa vào Mã HS được công bố của các lô hàng để phát hiện và truy tố hành vi nhập khẩu trái phép động vật hoang dã. Việc thiếu tính cụ thể của mã HS cản trở việc giám sát hiệu quả và truy xuất nguồn gốc buôn bán động vật hoang dã toàn cầu. Ngày càng có nhiều lời kêu gọi cải cách Hệ thống hài hòa để tăng cường giám sát và thực thi buôn bán động vật hoang dã toàn cầu[16] [17][18][19][20][21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Buôn bán loài hoang dã http://voices.nationalgeographic.com/2014/03/10/a-... http://adsabs.harvard.edu/abs/2012PLoSO...729505S http://adsabs.harvard.edu/abs/2015Sci...348..291C http://adsabs.harvard.edu/abs/2015Sci...349..481Y http://adsabs.harvard.edu/abs/2017NatSR...712852C http://scholarship.law.wm.edu/cgi/viewcontent.cgi?... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3254615 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5274522 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5634443 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22253731